KỊCH BẢN SINH HOẠT CLB THƠ ÁO TRẮNG (THÁNG 3) – Tổ Ngữ Văn

KỊCH BẢN SINH HOẠT CLB THƠ ÁO TRẮNG (THÁNG 3)

-BÊ TA-

Thời gian: 7h đến 7h45 ngày 8/3/2023

Địa điểm: Lớp 11.4

Thành viên: 35 bạn yêu thơ

Chủ nhiệm clb: cô Thanh

MC Minh Duy:

Được sự hướng dẫn của cô, tiết học Văn hôm nay lớp mình sẽ TỔ CHỨC theo hình thức SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ THƠ. Tên clb thơ của lớp mình là CLB THƠ ÁO TRẮNG.

Chủ đề tháng 3: THƠ MỚI – MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA.

Mục đích: CLB chúng ta hội tụ hôm nay để:

  • Củng cố lại các kiến thức về phong trào Thơ mới mà chúng ta đã tìm hiểu từ đầu học kì II đến nay.
  • Đồng thời nhìn nhận lại vị thế, phong cách, cũng như đóng góp của một số nhà thơ mới tiêu biểu.
  • Quan trọng nhất là tìm hiểu “tinh thần thơ mới” theo quan điểm của nhà phê bình văn học Hoài Thanh.
  • Tạo không khí ôn tập để đạt kết quả học tập tốt; bồi bổ lòng yêu mến thơ trong mỗi bạn học sinh chúng ta cũng là đích đến của buổi sinh hoạt này.

Các bạn thân mến! Nếu ví nền văn học VN như một khu rừng thì giai đoạn 1932-1945 là một ngọn núi cao trong nhiều dãy núi của khu rừng văn học ấy. Làm nên đỉnh núi ấy không chỉ có những nhà văn viết truyện ngắn tiểu thuyết tài ba Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, hay Nguyễn Tuân, Thạch Lam… mà còn nhờ những cây thơ toả bóng mát, cho oxi, hiến hoa đẹp và hương thơm bốn mùa. Tôi đang muốn nói đến tên tuổi nhà thơ trong phong trào Thơ mới ạ. Họ là những cây cao giữa đại ngàn. Mỗi cây là một bóng mát, cho những người yêu thơ xưa nay như một bến đỗ bình yên.

Xin được giới thiệu khách mời cùng giao lưu với clb của chúng ta hôm nay: Các cô tổ Văn trường ta ạ. Cô Trần Thị Ngọc Vân, cô Mai Thị Bích Vân, cô Nguyễn Thị Hương Thơm, cô Trần Thị Tuyết Nga, cô Nguyễn Thị Thuý Nga, cô Nguyễn Lưu Hoàng Hữu Duyên và người luôn đồng hành cùng chúng ta, cô Thanh.

“Thực đơn”, à nội dung buổi sinh hoạt hôm nay gồm những gì bạn Trà My nhỉ

MC TRÀ MY:

Cảm ơn Minh Duy đã nhường lời, nội dung gồm có:

Thứ nhất, gặp gỡ Hoài Thanh – Hoài Chân – nhà phê bình văn học tài ba.

Thứ hai, chúng ta thảo luận chủ đề Cái tôi – con người cá nhân trong Thơ mới

Thứ ba, chúng ta giao lưu với các nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới.

Thứ tư, chúng ta tham quan Gian lưu niệm

Thứ năm, chúng ta tập làm thi sĩ. (Nếu có thời gian, không có thời gian thì về nhà làm, buổi sinh hoạt sau “trình làng”)

Và ngay bây giờ, chúng ta cùng hân hoan chào đón sự hiện diện của nhà phê bình văn học Hoài Thanh – Hoài Chân.

MC MINH DUY:

NỘI DUNG 1: GẶP GỠ HOÀI THANH – HOÀI CHÂN

Hoài Thanh (Huy):

  • Chào
  • Chúc
  • Lý do Hoài Thanh không đến dự.

MC TRÀ MY: Quý thầy cô và các bạn yêu thơ thân mến! Nói đến Hoài Thanh chúng ta biết đời anh từ thuở thiếu thời cho đến lúc trái tim ngừng đập là một chuỗi dài những cuộc kiếm tìm đầy thích thú say mê cái hay và cái đẹp của văn chương. Như một nhà địa chất yêu nghề cần mẫn, Hoài Thanh đã phát hiện được không ít vàng ngọc của thơ ẩn trong lớp bụi thời gian hoặc trong mạch chìm nổi của cuộc đời, nhất là trong hiện tại. Thơ mới là niềm say mê, là nơi trú ngụ bình yên của tâm hồn Hoài Thanh trước mọi song gió cuọc đời. Được biết anh Hoài Thanh mang theo một “đứa con cưng” của mình đến với bạn yêu thơ văn hôm nay. Mong anh chia sẻ đôi điều về bạn ấy ạ.

Hoài Thanh (Huy): Xin phép được “khoe khoang” ạ, đây là quyển sách: Thi nhân Việt Nam. 360 trang, Nxb Văn học đỡ đầu ạ. Đây là quyển sách về Thơ mới. Đôi lời về quyển sách nhỏ bé này cùng các bạn yêu thơ ạ.

  • Thơ mới là gì? Là tên gọi phong trào thơ ca từ 1932-1945 theo hướng hiện đại, dù theo lối Đường thi hay lối Hồn Việt, lối Pháp thì tinh thần chung của các nhà thơ mới là xúc cảm chân thành, mãnh liệt, hướng vào nội tại mênh mông tâm hồn mình để đo chiều kích nhân loại vũ trụ.
  • Thơ mới có từ khi nào? 1932, bài thơ đầu tiên Mới được cho là bài Tình già của Phan Khôi.
  • Thơ mới gồm những ai? Tản Đà, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Xuân Diệu, Anh Thơ, Thái Can, Thế Lữ, Quách Tấn…
  • Nội dung chính của Thi nhân Việt Nam? Viết về Thơ mới. Bài Nghị luận văn học Một thời đại trong thi ca. Phần các bạn học trong SGK là phần cuối của bài luận này. Sau bài luận là những nhà thơ mới tiêu biểu – 46 nhà thơ và tuyển chọn 169 bài thơ của các nhà thơ ấy.

MC MINH DUY: Xin cảm ơn nhà phê bình văn học Hoài Thanh, với tư cách là một người yêu mến thơ và mến mộ quyển sach Thi nhân Việt Nam, xin phép được đối sánh chữ Tôi và chữ Ta để các bạn yêu thơ hiểu rõ hơn về tinh thần Thơ mới

NỘI DUNG 2: THẢO LUẬN CÁI TÔI TRONG THƠ MỚI.

(NỘI DUNG 2 CÔ THANH HƯỚNG DẪN CÁC BẠN THẢO LUẬN)

  • Hình thức: Tổ 1 – Nhóm 1, tổ 2 – Nhóm 2, Tổ 3- Nhóm 3, Tổ 4- Nhóm 4.
  • Thời gian: 5 phút
  • NHIỆM VỤ: Xác định bản chất của Thơ mới theo Hoài Thanh là gì? Nó được thể hiện như thế nào? Nó có ý nghĩa gì?
  • Cách thảo luận:

+ Dựa vào SGK TRANG 101,102. Dựa vào kiến thức đã học về đời và thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính.  Dựa vào kiến thực em tự tìm hiểu.

+ Và dựa vào phần PHỤ LỤC trang cuối tài liệu cô phát.

+  Mỗi nhóm cử 1 phóng viên đi HỎI CHUYÊN GIA (Thầy cô khách mời là các chuyên gia về Thơ mới, cô đã xin phép các thầy cô, các bạn hỏi về Cái tôi trong Thơ mới; phỏng vấn sao để hoàn thành NHIỆM VỤ của nhóm mình)

 

  • Báo cáo: Sau 5 phút báo cáo kết quả thảo luận. (Mỗi nhóm có 3 phút báo cáo)


Cô Thanh:  Nhận xét báo cáo, đánh giá chung, kết luận về chủ đề thảo luận:

– Chữ TA trong văn học cổ là con người tập thể. Nhỏ là làng xóm, lớn là quốc gia như Hoài Thanh nhận xét. Con người tập thể thường hướng về nói chí, tỏ lòng về khát vọng hướng tới tổ quốc cộng đồng trong cảnh đất nước mất chủ quyền.

– Chữ TÔI trong Thơ mới là con người Cá nhân, với đầy đủ xúc cảm riêng tư, quan điểm sống đề cao chính mình, cuộc sống nội tại của chính mình. Nói về tình yêu cá nhân của chính mình. Thường có tâm trạng cô đơn. Thiên nhiên ngoại cảnh có đẹp thì cái tôi ấy vẫn có chút hoài nghi.

– Hoài Thanh nói: “Chạy đâu cũng không thoát khỏi cái tôi thì tôi cứ là tôi. Hay dở tính trời”.

– Như ta đã biết, dù là chữ ta hay chữ tôi, dù là con người phi ngã như trong văn học cổ hay con người cá nhân như trong Thơ mới thì cảm hứng và đề tài, đích đến cuối cùng của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng cũng là con người. Xin nhắc lại, con người là đối tượng phản ánh cũng là đối tượng hướng tới, con người chính là đích đến của nghệ thuật. Từ con người tập thể trong văn học xưa đến con người cá nhân trong Thơ mới đều hướng tới khám phá, giải mã thế giới bên ngoài và thế giới nội tại. Là hai mà cũng là một, mỗi hoàn cảnh khác nhau nó mang hình hài khác nhau. Cá nhân có cái đẹp riêng, tập thể có cái đẹp riêng, đều giúp ta khám phá, giải mã cuộc đời và chính mình.

– Đóng góp lớn của Thơ mới là gì? Là Phong cách tác giả, nhờ cái tôi mà định hình cá tính sáng tạo, dấu ấn cá nhân. Mời Trúc Quỳnh đọc đoạn Đời chúng ta…. 101.

[MC MINH DUY: Mời các bạn trong clb giao lưu cùng nhà phê bình Hoài Thanh ạ.

(Các bạn có câu hỏi gì thì hỏi, có thể hỏi câu sau)

?: Như chúng ta biết, Thơ mới là thời đại của chữ Tôi – thời đại của con người cá nhân. Mình muốn hỏi, vậy thái độ tiếp nhận Thơ mới của bạn yêu thơ đương thời như thế nào ạ?

Ai biết trả lời, không thì mời cô.

MC MINH DUY: Cảm ơn bạn, xin hỏi Hoài Thanh, khi tìm ra bản chất của thơ mới là chữ Tôi, vậy tiêu chí nào để anh nhận chân được tinh thần thơ mới ạ?

Hoài Thanh (Huy):  Câu hỏi rất hay. Giữa một rừng thơ hàng trăm nhà thơ, hàng nghìn bài tôi đã đọc thì rất khó để tìm thấy điều làm nên tinh thần thơ mới. Trong mới có cũ, trong cũ có mới. Thơ xưa có những bài rất mới, thơ mới lại có những bài rất cũ, cũ rích luôn, xưa ơi là xưa luôn. Với lại thơ cũ thơ mới đều có bài hay bài dở. Dở thì nhiều, hay thì ít. Nên khi nghiên cứu, phương pháp của tôi là chủ yếu so sánh bài hay với bài hay, và dựa vào cái đại thể. Tôi không so sánh Nguyễn Du với Xuân Diệu, mà tôi đối sánh thời đại của Nguyễn Du với thời đại của Xuân Diệu thì thấy: thời của Thơ mới hơn 10 năm nhưng làm nên một “thời đại” với nhiều tác giả và tác phẩm đáng giá và sáng giá.  Tôi quan niệm: mỗi bài thơ hay là một cánh cửa mở ra tâm hồn của một người.


MC TRÀ MY: Tiếp theo, chúng ta cùng gặp gỡ một số nhà thơ làm nên sức cánh đồng thơ mang tên Thơ Mới, cùng các thi nhân ôn lại những bài, đoạn thơ đi cùng năm tháng, do chính tác giả của bài thơ ấy trình bày: nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,

NỘI DUNG 3: GẶP GỠ MỘT SỐ GƯƠNG MẶT XUẤT SẮC TRONG NỀN THƠ MỚI

(MC NGỌC NHI)

(Phần này các bạn trong vai khách mời, đứng dậy, chào quý thầy cô khách mời, chào các bạn yêu thơ và tự giới thiệu đôi nét về mình (Ví dụ đến từ đâu/ hỏi các bạn biết bài thơ nào của mình? Thích mình đọc thơ thiên nhiên con người hay thơ tình yêu…) Đọc xong cảm ơn các bạn đã lắng nghe, hỏi muốn nghe thêm bài nữa không? Nếu muốn hẹn lần sau!

MC NGỌC NHI: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”. Tên bài thơ và tên nhà thơ là gì nào?…

(Xung phong hoặc gọi 1 bạn trả lời)

MC NGỌC NHI: Đúng rồi các bạn ạ! Mời các quý cô khách mời cùng các bạn thân mến, chúng ta cùng nghe đôi điều về nhà thơ Xuân Diệu từ nhà phê bình văn học Hoài Thanh ạ.

Xin nhường lời cho anh Hoài Thanh:

MC NGỌC NHI: – “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”. “Và non nước, và cây và cỏ rạng/ Cho chếnh choáng mùa hương cho đã đầy ánh sáng… Xuân Diệu viết văn như trẻ con học nói hay như người ngoại quốc mới võ vẽ tiếng Nam. Câu văn tuồng bỡ ngỡ. Nhưng cái dáng tuồng bỡ ngỡ ấy chính là chỗ Xuân Diệu hơn người. Dòng tư tưởng quá sôi nổi không thể đi theo những đường có sẵn. Ý thơ xô đẩy, khuôn khổ câu văn phải lung lay”.

Xin giới thiệu “ông hoàng thi ca tình yêu” Xuân Diệu.

Xuân Diệu (Tony): Đọc bài thơ hay hoặc đọc trích đoạn bài thơ Tình thứ nhất.

Đọc xong Xuân Diệu hỏi khản giả ai biết bài thơ nào của mình, mời đọc.

Ai đó xung phong nếu thuộc thơ, có thể xung phong đọc bài: Giục giã.

MC NGỌC NHI: Cảm ơn nhà thơ Xuân Diệu với những lời thơ như gió thổi mây trôi, bồng bềnh tiếp thêm vitamin thơ cho chúng ta ngày đáng nhớ này.

Tiếp theo chương trình, Xin chào đón nhà thơ Hàn Mặc Tử vị khách mời mà thiếu anh Thơ mới như mùa xuân thiếu nhan sắc của gốc mai, cành đào, dáng mận.

Hàn Mặc Tử (Như Thành): Đọc bài “Mùa xuân chín”,

Hàn Mặc Tử giao lưu với các bạn clb

?: Đọc bài Những giọt lệ.

MC NGỌC NHI – Giới thiệu nhà thơ Huy Cận “Và cũng như người đã làm thơ ở chố ta tưởng không có gì nên thơ, người tìm ra thơ trong những chốn ta tưởng không có thơ nữa”, bèo trôi, củi khô cũng thành đời thành thơ. Đố các bạn nhà thơ nào?

Nhà thơ Huy Cận (Quốc Thái) hát hoặc đọc 1 phần bài Ngậm ngùi (một bài thơ hay của HC được phổ nhạc.

Các bạn biết bài thơ nào khác của Huy Cận ngoài Đoàn thuyền đánh cá, ngậm ngùi và Tràng giang?

?: Đọc bài Áo trắng của Huy Cận

MC NGỌC NHI: Phần tiếp theo chương trình, xin giới thiệu nhà thơ Chân quê: Câu đố với từ khoá thứ nhất: “Bệnh tương tư”. Khách mời nhà thơ Chân quê hồn Việt của chúng mình hôm này là ai?

MC NGỌC NHI: Mời ai đó hát đoạn bài Chân quê phổ nhạc Nguyễn Bính, nhạc sĩ Trung Đức phổ nhạc/ hay mở nhạc cùng nghe ca sĩ hát?

 

 

CÂU HỎI CỦNG CỐ NỘI DUNG 1,2,3:

 

  1. “Thi nhân Việt Nam” là sáng tác của ai?
  2. Đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” in trong quyển sách nào?
  3. Khó khăn khi Hoài Thanh xác định tinh thần Thơ mới là gì?
  4. Nguyên tắc để Hoài Thanh xác định tinh thần Thơ mới là gì?
  5. Theo Hoài Thanh tinh thần của Thơ mới là gì?
  6. Kể tên 7 nhà thơ tiêu biểu trong phong tràoThơ mới?
  7. Say đắm với mùa xuân – tình yêu và tuổi trẻ là phong cách của nhà thơ nào?
  8. Nhà thơ nào có hồn thơ kì dị bí ẩn đau thương vẫn luôn thiết tha với con người và cuộc đời trần thế?
  9. Đóng góp lớn của Thơ mới cho nền văn học hiện đại Việt Nam là gì?
  10. Nhà thơ nào được các bạn tổ 1 lập nhóm:… FC?

Đáp án:

(hii)

Chúc mừng các bạn yêu thơ đã ghi thẳng vào tim những kiến thức cần nhớ của bài học hôm nay.

NỘI DUNG 5: THAM QUAN GIAN LƯU NIỆM

(MC NGỌC NHI)

(các bạn có thể chụp hình lưu niệm) – Giới thiệu: Gian lưu niệm gồm có tranh vẽ, sơ đồ, vài nét về tác giả tác phẩm… của cá nhà thơ trong phong trào TM. Điều đặc biệt đây đều là sản phẩm của các bạn học sinh yêu thơ chúng ta chung tay làm nên. Có thể chưa thành những kiệt tác nhưng chúng ta đã làm bằng cả xúc cảm chân thành và tinh thần đoàn kết của mình. Tổ 1: Giới thiệu sản phẩm của tổ mình, tổ 2, 3, 4. Giới thiệu gọn trong 1 phút. (Mời các bạn tham quan chụp hình với góc lưu niệm của tổ mình)

MC NGỌC NHI: Xin một tràng vỗ tay cảm ơn các bạn đã cố công có các sản phẩm được trưng bày trong phòng lưu niệm hôm nay.

CÔ THANH: NỘI DUNG 5: THỬ TÀI NGHỆ SĨ.

Thời gian: 5 phút

Hình thức: Mỗi tổ 1 nhóm.

Sản phẩm: Tranh vẽ, phổ nhạc, sáng tác thơ, diễn kịch ngắn, dịch bài thơ mới đã học sang tiếng Anh, viết tiếp khổ thơ cho bài thơ mới đã học…

MC QUỲNH ÁNH: Mời các tổ trình bày. 1,2,3,4.

(NẾU CÒN THỜI GIAN MỜI CÁC THẦY CÔ LÀ KHÁCH MỜI CHIA SẺ MỘT BÀI THƠ MÌNH THÍCH HOẶC KỈ NIỆM ĐÁNG NHỚ VỀ THƠ MỚI TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC, mời các cô Hữu Duyên, Mai Linh, Thuý Nga, Tuyết Nga, Hương Thơm, Bích Vân, thầy Vinh)

CÔ THANH:

Một số hạn chế của Thơ mới và thành công trong nghệ thuật viết văn nghị luận của Hoài Thanh xin hẹn tiết sau. Vừa được học vừa được chơi, cảm ơn quý thầy cô giáo và các bạn yêu thơ! Chúc tất cả chúng ta viết được những bài thơ cuộc đời.

Cảm ơn chúng ta có mặt trong buổi hò hẹn thơ mới hôm nay. Hẹn mùa sinh hoạt sau chủ đề: THƠ TÌNH YÊU – TAR-GO VÀ PUS-KIN. Tạm biệt, hẹn gặp lại!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *