BÍ QUYẾT NÂNG CAO KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH BẰNG TIẾNG ANH

BÍ QUYẾT NÂNG CAO KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH BẰNG TIẾNG ANH

Kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh là gì?

 Thuyết trình là một kỹ năng mềm khó, đòi hỏi có quá trình luyện tập lâu dài. Kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh lại càng khó hơn. Trong thời buổi hội nhập, tiếng Anh được xem như ngôn ngữ toàn cầu, nếu bạn yếu kỹ năng này, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá. Đó là sự đòi hỏi “cao cấp” mà mỗi cá nhân và thị trường đều hướng đến. Cách tốt nhất để tiếng Anh không trở thành rào cản tương lai của bản thân chính là vượt qua nó.

Cũng giống như đối với bất kì bài thuyết trình nào khác, thuyết trình tiếng Anh, trước hết vẫn là thuyết trình. Tuy nhiên, có một yếu tố được quan tâm hơn chính là đối tượng. Đó có thể là yêu cầu của một nhà tuyển dụng, hoặc phỏng vấn tại một công ty nước ngoài, bảo vệ luận văn ngành ngôn ngữ … Dù ở bất kì trường hợp nào đi nữa thì để có được kỹ năng thuyết trình tiếng Anh hiệu quả cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về nội dung lẫn cách truyền đạt. Trong đó, được đánh giá là một trong những yếu tố tạo hiệu quả cao trong bài thuyết trình tiếng Anh chính là cấu trúc.

Làm sao để thuyết trình tiếng Anh hiệu quả?

1. Mở đầu

Phần mở đầu tuy nội dung không nhiều nhưng lại là bước quan trọng của một bài thuyết trình. Cách mở đầu của bạn sẽ giúp người nghe hiểu đúng mục đích và chủ đề mà bạn đang muốn đề cập đến.

Lời chào:

  • Good morning/Good afternoon ladies and gentlemen: Chào buổi sáng/ chiều các quý vị
    • The topic of my presentation today is … Chủ đề của bài thuyết trình của tôi là…
    • What I\’m going to talk about today is … Điều tôi sẽ nói đến hôm nay là…

Đưa ra lý do buổi thuyết trình

  • The purpose of this presentation is … Mục đích của buổi thuyết trình này là…..
    • This is important because … Bài nói này quan trọng là bởi vì…..
    • My objective is to … Mục tiêu của tôi là để….

2. Thân bài:

Bạn nghĩ trong phần này, bạn chỉ cần đưa ra tất cả những gì mình có trong bài thuyết trình? Sai hoàn toàn. Tuy đây đúng là lúc bạn sẽ nói hết nội dung nhưng lượng thông tin quá nhiều cộng thêm cách sử dụng câu lủng củng sẽ là một điểm trừ lớn đấy!

Giới thiệu các ý chính:

The main points I will be talking about are: Các luận điểm chính tôi sẽ nói gồm:

• My talk is divided into … parts: Bài thuyết trình của tôi gồm … phần:
◊ Firstly,…Đầu tiên là,…
◊ Secondly,…Thứ hai là…
◊ Next,…Kế đến,…
◊ Finally, we\’re going to look at … Cuối cùng, tôi sẽ trình bày về…

Giới thiệu luận điểm đầu tiên:

  • Let\’s start /begin with … Hãy cùng bắt đầu với…
    • I’ll start with some general information on… Tôi sẽ bắt đầu bằng một số thông tin khái quát về …
    • I’d just like to give you some background information about… Tôi muốn đưa ra một số thông tin căn bản về…
    • Before I start, does anyone know…? Trước khi bắt đầu, xin hỏi ở đây đã ai nghe về…chưa ạ?
    • As you are all aware/As you all know…Như các bạn đã biết…

Đưa ra hình ảnh minh họa:

  • I\’d like to illustrate this by showing you this picture/graph … Tôi sẽ minh họa ý này bằng hình ảnh/biểu đồ sau…
    • Let me show you a chart that summarises…Mời các bạn xem qua biểu đồ tóm lược về…
    • Have a look at this model/picture/chart: Hãy cùng xem mô hình/bức ảnh/biểu đồ này.

3. Chuyển ý:

Đây cũng là một trong những bước quan trọng không kém vì nhờ nó người nghe sẽ biết được mình đang theo dõi đến đâu trong bài thuyết trình tiếng Anh của bạn.

Chuyển qua ý khác

  • Now let\’s move on to …: Bây giờ ta hãy cùng chuyển sang…

Đi sâu vào chi tiết

  • I\’d like to expand on this aspect/problem/point …: Tôi muốn mở rộng khía cạnh/ vấn đề/điểm này…
    • Let me elaborate on that: Để tôi nói kỹ càng hơn về điều đó.
    • Would you like me to expand on/elaborate on that?: Bạn có muốn tôi mở rộng/ nói kỹ lưỡng hơn về điêu đó không?

Đổi sang đề tài khác

  • I\’d like to turn to something completely different : Tôi muốn chuyển sang một luận điểm hoàn toàn khác…

Đề cập tới một điều gì đó không thuộc đề tài đang nói:

  • I\’d like to digress here for a moment and just mention: Tôi muốn lạc đề ở đây một lúc và chỉ đề cập đến …

Nhắc lại một ý trước đó …

  • Let me go back to what I said earlier about : Tôi sẽ quay lại với những gì tôi đã nói trước đó về …

4. Kết luận:

Phần quan trọng nhất đã qua nhưng bài thuyết trình tiếng Anh của bạn vẫn chưa kết thúc. Bạn đã biết mình sẽ nói gì trong phần kết thúc chưa? Không chỉ riêng việc tóm tắt những ý chính mà còn có cả phần đặt câu hỏi nữa đấy!

Tóm tắt hoặc nhắc lại những ý quan trọng:

  • I\’d like to recap the main points of my presentation/ I\’d like to sum up the main points: Tôi muốn tóm tắt lại những điểm chính của bài thuyết trình / Tôi muốn tổng hợp các điểm chính:
    ◊ First I covered …
    ◊ Then we talked about …
    ◊ Finally we looked at …

Kết luận

  • I\’m going to conclude by …/In conclusion, let me … : Tôi sẽ kết thúc bằng … / Tóm lại là, …
    ◊ First …
    ◊ Second,…
    ◊ Third, …

Mời mọi người đặt câu hỏi:

  • Now I\’d like to invite any questions you may have:  Bây giờ mời bạn đặt câu hỏi ạ.
    • Do you have any questions?: Các bạn có câu hỏi nào không?

14 bí quyết giúp bài thuyết trình tiếng Anh của bạn thêm thành công

  1. Đơn giản là đỉnh cao.

Những từ và câu ngắn gọn, dễ hiểu sẽ làm cho bạn dễ diễn giải những ý tưởng của mình hơn và người nghe cũng dễ nắm bắt hơn. Nếu bạn mất thời gian cho việc phải nghĩ ra những cụm từ, mẫu câu phức tạp thì phải đánh đổi việc không thể tập trung phát triển ý tưởng được. Hơn nữa, nếu người nghe không phải là người rất thông thạo tiếng Anh, họ cũng mất thời gian để dịch ngược lại những câu nói của bạn nên không theo kịp mạch nội dung thuyết trình.

  1. Nói chậm.

Duy trì tốc độ nói vừa phải là kỹ năng thuyết trình vừa giúp bạn kiểm soát tốt hơn nội dung diễn đạt và người nghe nắm bắt được bạn đang muốn truyền đạt gì.

  1. Sử dụng tài liệu chuyên nghiệp.

Không có gì tồi tệ hơn với những tài liệu bị sai ngữ pháp, chính tả. Những sai lầm như vậy có thể làm giảm uy tín cũng như sự chuyên nghiệp của bạn. Nhiều khi, cả một dự án trị giá nhiều triệu USD có thể bị vuột khỏi tầm tay bởi những lỗi đáng tiếc như vậy. Vì vậy, bạn nên dành thời gian cho các slides, tài liệu phát tay và tốt nhất, nhờ một người thành thạo tiếng Anh, nhất là người bản địa duyệt lại trước khi phát hành.

  1. Dùng động từ thay cho danh từ.

Nếu các bài viết tiếng Anh học thuật thường sử dụng các cụm danh từ phức tạp thì với văn nói, các động từ ngắn gọn không chỉ đáp ứng tiêu chí đơn giản mà còn có sức diễn đạt mạnh mẽ, trực tiếp và tự nhiên. Thay vì nói “The delivery of the package took place on Sunday afternoon by the post office”, người thuyết trình nên sử dụng mẫu câu “The post office delivered the package on Sunday afternoon” để đạt được hiệu quả diễn đạt hơn.

  1. Sử dụng câu chủ động thay cho câu bị động.
    Câu chủ động dễ hiểu, ngắn gọn và đơn giản hơn so với câu bị động rất nhiều.
  2. Tham khảo những bài thuyết trình thực tế.

Một trong những cách hiệu quả để cải thiện kỹ năng thuyết trình tiếng Anh của bạn là xem những bài thuyết trình chuyên nghiệp. Bạn sẽ nhận ra những mẹo nhỏ, các chiến lược như ngôn ngữ cơ thể, phong cách nói và cách diễn tả phổ biến bằng tiếng Anh trong những tình huống thực tế để rút bài học cho mình

  1. Tập luyện với những người giỏi tiếng Anh.

Bạn sẽ bị bất ngờ nhận ra được sự khác biệt khi được góp ý bởi những người có kỹ năng thuyết trình, tiếng Anh tốt. Bài thuyết trình nào cũng xứng đáng được chuẩn bị thật kỹ càng.

  1. Sử dụng những từ ngữ chuyển tiếp.

Những từ này sẽ làm cho người nghe dễ dàng theo dõi bài thuyết trình của bạn hơn, ví dụ: on the contrary, similarly, nevertheless, therefore hay in addition.

9. Viết rõ các số liệu.

Hãy chắc chắn rằng các số liệu quan trọng được bạn đưa vào các slides để khán giả không bỏ lỡ những thông tin cần thiết này.

  1. Hạn chế sử dụng những từ viết tắt.

Nên nhớ rằng không phải những gì bạn biết thì tất cả mọi người đều biết. Ví dụ ở Ấn Độ, một tập tài liệu thông tin bất động sản có thể sử dụng thuật ngữ “2BHK”. Cụm từ này được hiểu là một căn hộ với 2 phòng ngủ (two bedrooms), 1 phòng khách (a hall – a living room) và 1 nhà bếp (a kitchen). Liệu tất cả người nghe, nhất là khi cả người nghe đến từ các quốc gia, tổ chức khác nhau có hiểu được ý nghĩa cụm từ này. Thử tưởng tượng tác hại của một cụm từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài nhưng bạn không thể hiểu được nghĩa của nó. Vì vậy, an toàn hơn, bạn nên tránh việc sử dụng những cụm từ như vậy. Nếu cần thiết, hãy có một slide chỉ rõ các từ viết tắt được dùng trong bài, nhắc lại một vài lần rồi mới sử dụng.

  1. Tránh dùng những cụm từ không phổ biến.

Có thể từ này đang là một trào lưu ở nước bạn nhưng lại là ngôn ngữ “ngoài hành tinh” với người nước ngoài hoặc nền văn hóa khác.

  1. Dùng thành ngữ phù hợp.

Nhiều người thích sử dụng thành ngữ để thể hiện mức độ “bản ngữ” của mình. Tuy nhiên, nếu không phù hợp, thành ngữ này sẽ “phản chủ” và khiến bài thuyết trình của bạn giảm mức độ trang trọng.

  1. Không sử dụng tiếng lóng.

Tiếng lóng – như đúng tên của nó, chỉ nên được dùng trong giao tiếp thường ngày và không nên nói ở những nơi trang trọng, nghiêm túc. Hơn nữa, nếu dùng không hiệu quả, những từ ngữ này sẽ “phản chủ” và khiến người nghe khó chịu.

  1. Hạn chế nói ậm ừ.

Những âm thanh ậm ừ có thể khiến người nghe thấy khó chịu, khiến bài nói nghe không mạch lạc. Nếu cần thiết, hãy im lặng trong một vài giây để bình tĩnh suy nghĩ và nói trôi chảy sau đó thay vì liên tiếp tạo ra những âm thanh ậm ừ.

Một người thuyết trình chuyên nghiệp phải biết cách kết hợp lời nói, giọng nói và ngôn ngữ cơ thể của họ để tạo thành một bài nói gây ấn tượng sâu sắc với người nghe. Hi vọng những bí quyết về kỹ năng thuyết trình tiếng Anh trên đây đã cung cấp cho bạn nền tảng để tạo nên một bài thuyết trình hiệu quả bằng tiếng Anh. Và hãy nhớ, dù cho thuyết trình bằng một ngôn ngữ khác thì điều quan trọng nhất vẫn là sự tự tin đến từ quá trình rèn luyện lâu dài, bạn nhé!

Phan Thị Đỗ Quyên

Sưu tầm

https://kenhtuyensinh.vn/tin-giao-duc

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *