KINH NGHIỆM RÚT RA QUA GIẢNG DẠY MỘT BÀI TIẾNG VIỆT

KINH NGHIỆM RÚT RA QUA GIẢNG DẠY MỘT BÀI TIẾNG VIỆT

( “Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt” SGK Ngữ Văn 10 – Ban cơ bản).

           Trước hết, với vai trò là một nhà giáo dục, hơn nữa, là một giáo viên trẻ, bản thân người viết luôn luôn mong muốn trau dồi, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm thông qua việc giảng dạy và tiếp thu ý kiến đóng góp quý giá của các thầy cô nhiều kinh nghiệm đi trước. Chính vì thế, người viết mạo muội chia sẻ vài kinh nghiệm của bản thân và mong nhận được sự phản hồi của các thầy cô để bản thân ngày càng trưởng thành hơn trên con đường giáo dục. Sau đây là vài điều ghi nhận qua giảng dạy bài “Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt” – SGK Ngữ Văn 10, Ban cơ bản.

Những lỗi

thường mắc phải

Nguyên nhân Cách khắc phục
1. Về ngữ âm:

 

-Phát âm: sai, chưa chuẩn ngôn ngữ toàn dân. – Do thói quen sử dụng từ ngữ địa phương, vùng miền. – Trau dồi vốn từ

– Sửa những phát âm sai

– Chính tả: sai quy tắc hiện hành về chính tả. – Do phát âm sai dẫn đến viết sai (“Nói sao viết vậy”) – Tiến hành sửa lỗi chính tả trong tập vở, các bài viết khi trả bài.
2. Về từ ngữ:

– Dùng từ không chính xác.

– Dùng từ sai cấu tạo, hình thức, …

Thiếu vốn từ

– Nhầm lẫn giữa từ Hán Việt và thuần Việt

– Không hiểu đúng nghĩa của từ.

– Trau dồi, bồi dưỡng thêm vốn từ cho bản thân

– Tìm hiểu nghĩa của những từ khó, từ ít gặp, từ mới trong  quá trình học tập.

3.Về ngữ pháp:

– Câu không đủ thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ.

– Đoạn văn không thống nhất, chặt chẽ.

– Thiếu quan hệ từ, từ nối, ….

– Không nắm vững kiến thức về ngữ pháp, câu cú.

– Nhầm lẫn giữa thành phần chính và thành phần phụ trong câu.

– Ghi nhớ kiến thức cơ bản về ngữ pháp: một câu phải đủ hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ.

– Nếu câu thiếu thành phần chính nào thì sửa lại cho đúng, không cố ý viết câu sai.

– Có rất nhiều cách sửa về ngữ pháp, nên lựa chọn cách sửa hợp lý, dễ áp dụng và tối ưu nhất.

– Trau dồi thêm phong phú, đa dạng về vốn từ, quan hệ từ, từ …

– Tăng cường rèn luyện cách viết đoạn văn cho thống nhất, chặt chẽ, các câu hướng về cùng một chủ đề.

4. Về phong cách ngôn ngữ:

– Sai phong cách ngôn ngữ

– Nhầm lẫn, không phân biệt giữa các phong cách ngôn ngữ, các hình thức diễn đạt của từng loại phong cách ngôn ngữ khác nhau. – Nắm vững kiến thức về đặc trưng của từng phong cách ngôn ngữ.
5. Sử dụng tiếng Việt chưa hay, hiệu quả giao tiếp chưa cao. – Thiếu vốn từ

– Học sinh chưa thực sự quan tâm đúng mức đến hiệu quả giao tiếp khi sử dụng tiếng Việt.

– Chưa biết cách kết hợp, vận dụng các phương tiện, biện pháp tu từ khi sử dụng tiếng Việt.

Rèn luyện:

+ Tăng vốn từ

+ Thấy được tầm quan trọng trong việc sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, trao đổi thông tin.

+ Giao tiếp bằng tiếng Việt sao cho hiệu quả, người nghe có thể hiểu được điều cần diễn đạt, hiểu nhanh, hiểu đúng, không nhầm lẫn, …

+ Có ý thức vận dụng, kết hợp những phương tiện, biện pháp tu từ để đạt hiệu quả giao tiếp.

– Thường xuyên sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, cách thức diễn đạt uyển chuyển, tinh tế , ….

           Tóm lại: Nhiệm vụ của người giáo viên trong việc hướng học sinh có ý thức giữ gìn, phát huy sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt là vô cùng quan trọng. Vì vậy, người giáo viên cần có những phương pháp lôi cuốn, hấp dẫn. Chẳng hạn: vận dụng hợp lý hiệu ứng của giáo án điện tử để thu hút học sinh, kết hợp với các hình ảnh minh họa, phim ảnh, âm thanh, bài hát, trò chơi, câu đố, …trong giảng dạy tiếng Việt. Có như vậy, hiệu quả giảng dạy tiếng Việt sẽ được nâng cao. Trên đây là một số kinh nghiệm nho nhỏ mà bản thân giáo viên đứng lớp rút ra sau khi tiến hành giảng dạy một bài tiếng Việt. Người viết mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!

                                                                                      Nguyễn Thị Hương Thơm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *